Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Khi nào nên thu phí cách ly người nghi nhiễm Covid-19?

Khi nào nên thu phí cách ly người nghi nhiễm Covid -19? - Ảnh 1.

Theo TS Bùi Đức Thụ, cần tính tới thu phí ăn, ở với người cách ly nhưng cần phải xem đây là giải pháp cuối Ảnh: Ngọc Tiến

Bao cấp toàn bộ

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan toàn cầu, những ngày qua có rất đông người Việt Nam học tập, lao động, sinh sống tại nước ngoài về nước, được cách ly, điều trị miễn phí. Nhìn sang các nước có thể thấy đây là một chính sách rất nhân văn của chúng ta, thưa ông?

Việc để người Việt Nam ở nước ngoài về nước, đương nhiên đó là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta, cũng thể hiện tinh thần nhân văn, nhưng ngược lại nó cũng gây một áp lực lớn trong việc kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Với cơ chế cách ly hiện nay, Nhà nước bao cấp gần như toàn bộ. Khi người Việt Nam ở nước ngoài về nhiều sẽ gây áp lực lớn đối với ngân sách. Hệ quả tác động bởi Covid-19 làm cho kinh tế trên thế giới cũng như Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn. Thu ngân sách của năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng nặng, trong khi đó nhu cầu chi nói chung, đặc biệt chi để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lại gia tăng.

Nhìn các ca nhiễm Covid-19 gần đây cho thấy đa phần là người từ nước ngoài trở về. Nhiều người cho rằng, ở lại và không về nước lúc này cũng là giải pháp hiệu quả?

Đúng là có thực trạng như vậy qua những ca nhiễm mới gần đây. Khi nhập cảnh về nước, chúng ta đã phân loại, khoanh vùng và cách ly triệt để. Covid-19 giờ đã lan ra toàn cầu. Vừa qua Việt Nam cũng hạn chế tối đa, Thủ tướng đã quyết định, tạm thời không để người nước ngoài vào Việt Nam.

Khi nào nên thu phí cách ly người nghi nhiễm Covid -19? - Ảnh 2.

TS Bùi Đức Thụ

Người Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu là học sinh, sinh viên, người lao động. Họ là công dân Việt Nam. Theo Hiến pháp, theo quyền công dân, chúng ta không chối bỏ và luôn đối xử bình đẳng. Ngay cả với Việt kiều, cũng không có lý do tước bỏ quyền đi lại, quyền trở về quê hương của họ.

Thời gian qua chúng ta đã vận động tuyên truyền, hạn chế tối đa việc đi lại. Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền về nước, nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc ở lại và hạn chế đi về nước cũng là một giải pháp ngăn ngừa hiệu quả cho chính họ và cho cộng đồng.

Thu phí khi nào?

Trong bối cảnh chi phí cách ly lớn, có nhiều ý kiến đề xuất thu phí, và mới đây Thủ tướng cũng yêu cầu báo cáo, đề xuất thu phí ăn, ở đối với những người trong diện bị cách ly. Ông thấy sao về việc này?

Hiện chúng ta đang có số lượng người cách ly rất lớn với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có cách ly tại nhà, có cách ly tập trung tại cơ sở y tế, Bộ Quốc phòng, trường học, rồi tới đây cũng phải tính tới phương án huy động cả khách sạn, khu lưu trú du lịch làm nơi cách ly. Vấn đề được nhiều người đặt ra là có thu phí ăn, ở, khám chữa bệnh đối với người cách ly hay không?

Phần đông người nghi nhiễm Covid-19 tham gia đóng bảo hiểm y tế, những trường hợp đó bảo hiểm chi trả, ngân sách nhà nước không phải hỗ trợ. Còn lại những người không có bảo hiểm, như nông dân chẳng hạn, phần đông là những người khó khăn. Nếu thu phí ăn, ở trong thời gian cách ly với đối tượng này thì không phù hợp, và nó cũng không phù hợp với chủ trương, tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, luôn chăm lo cho người dân, đặc biệt người lâm vào dịch bệnh trong hoàn cảnh khó khăn.

Nếu chúng ta huy động xã hội hóa, huy động việc đóng góp của chính người nghi nhiễm lại dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vừa qua đã có nhiều người né tránh cách ly, cũng do bị một bộ phận dân cư kỳ thị, nên họ trốn tránh, rồi không ít người cũng còn tâm lý chủ quan…. Nếu cộng thêm việc cách ly phải đóng nộp tiền, không chỉ gây khó khăn cho chính bản thân những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời nó còn như giọt nước tràn ly, dẫn đến việc trốn tránh cách ly.

Hẳn chúng ta đều biết hệ quả của việc không cách ly là thế nào. Chỉ một sự né tránh từ một người có mầm mống của Covid-19, nó có thể lan theo cấp số nhân ra cộng đồng, điều đó cực kỳ nguy hiểm. Việc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lúc đó sẽ cực kỳ tốn kém, vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta phải tính tới bài toán, thà rằng Nhà nước gánh chịu, ngân sách thêm gánh nặng để ngăn chặn được hậu họa, thì có tốt hơn không?

Vậy cá nhân ông nghiêng về phương án nào?

Để ngăn chặn có hiệu quả, đồng thời thể hiện tính Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhân văn, nhân đạo của chúng ta, trong điều kiện có thể được nhà nước nên bao cấp gần như toàn bộ, như những gì chúng ta đang làm hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh ngân sách là trụ cột, chúng ta nên vận động việc quyên góp tự nguyện từ các tổ chức cá nhân ở cả trong nước và ngoài nước.

Khi nào nên thu phí cách ly người nghi nhiễm Covid -19? - Ảnh 3.

Các chiến sỹ phục vụ người thuộc diện cách ly chu đáo.

Tôi đánh giá cao Trung ương MTTQ Việt Nam cùng Bộ Y tế, Bộ TT&TT đã huy động sự chung tay đóng góp đẩy lùi dịch bệnh, đó là những việc làm thiết thực và vô cùng ý nghĩa. Ngay cả nhiều người trong diện cách ly, nhất là với người ở nước ngoài về có điều kiện hơn, họ cũng thấu hiểu hơn ai hết và sẽ chẳng ngần ngại đóng góp, chung tay ngăn chặn dịch bệnh.

Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục kéo dài, theo ông đến thời điểm nào chúng ta phải nghĩ đến việc thu phí, trước tiên là phí ăn, ở cách ly?

Với diện cách ly như hiện nay, thì ngân sách của các tỉnh, thành lớn như Hà Nội,

TP. HCM có thể hỗ trợ được. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài, với tiềm lực tài chính của Trung ương và địa phương hiện nay thì phải tính xem sẽ “cõng” được đến đâu, kham được đến khi nào? Đây là một vấn đề đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc. Cái gì Nhà nước lo, cái gì bảo hiểm lo, cái gì người bệnh lo đều có hết rồi. Vấn đề đặt ra là chính sách đặc thù của từng địa phương. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nên có sự lãnh đạo, chỉ đạo chung cho các địa phương, để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Cơ chế đặc thù cũng nên giới hạn trong một tỷ lệ nhất định, tránh tình trạng (tiền hỗ trợ cho người bị cách ly-PV) vênh nhau

quá nhiều.

Cảm ơn ông.

Còn có quyết định thu phí ăn ở hay không, thu vào thời điểm nào, theo tôi việc này phải căn cứ vào diễn biến tình hình cụ thể. Khi ngân sách Nhà nước còn chịu được thì buộc phải "cõng". Còn nếu như dịch bệnh phát triển mạnh lên, không "cõng" được nữa thì mới tính đến giải pháp tiếp theo: Nhà nước phải lo cái gì, lo bao nhiêu? Người bệnh, hay người cách ly phải đóng góp mức độ bao nhiêu?"Năm 2020, chúng ta dành kinh phí dự phòng hơn 30 nghìn tỷ đồng để xử lý những vấn đề phát sinh ngoài dự toán, như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỏa hoạn… Như vậy, dịch bệnh Covid-19 đúng là đối tượng chi của dự phòng ngân sách".

TS Bùi Đức Thụ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét